Home An Lạc Viên – Vườn Địa Đàng

An Lạc Viên – Vườn Địa Đàng

An Lạc Viên – Vườn Địa Đàng

* Nguồn gốc

Thuở xa xưa, khi Thiên Địa Tam Giới vừa được hình thành.
Nơi cõi Trung Giới có một cảnh giới được gọi là An Lạc Viên, hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi Vườn Địa Đàng Eden trong Kinh Sáng Thế.

* Tính chất đặc trưng

– An Lạc Viên là một cảnh giới rộng lớn, bạt ngàn những loài kỳ hoa dị thảo, muôn hoa khoe sắc rực rỡ, chim thú rừng đùa vui kêu hót mỗi ngày.
Nơi đây cũng có đầy đủ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông xoay chuyển tuần hoàn. Lại có cả sơn xuyên hà hải hùng vĩ, trùng trùng điệp điệp tươi đẹp vô cùng.

– Loài người sinh sống nơi ấy có đức tính thuần lương thanh tịnh, gần giống với sự trọn lành thuần chân của Đức Thượng Đế Đại Từ Phụ, Đấng sáng tạo nên muôn vạn loại trong vũ trụ này. Đây là nơi loài người Nguyên Nhân thuở mới xuất hiện ghé đến cư trú, từ đây họ học hỏi thêm để hiểu biết nhiều hơn về thế giới quan, hiểu hơn về các cung bậc cảm xúc, tâm tình của bản thân và

– Muôn loài sinh tồn hòa ái cùng nhau

– Quần áo chẳng mặc mà lành

– Cơm nước chẳng dùng mà tự no đủ, không biết đến đói khát vọng cầu.

– Nơi ấy, sự phúc lạc bình yên đủ đầy chẳng thiếu điều chi, được ví như cõi Thiên Giới vậy, nên còn được gọi là Thứ Nguyên Thiên Đường.

– Chúng sinh nơi đây, đức tính gần như trọn lành, vô ưu vô tư, chỉ cần hưởng thụ niềm an lạc vui sống mỗi ngày là được, có thể ở nơi ấy trường tồn vĩnh cửu như nhiên. Nhưng vì đang trong giai đoạn học hỏi để ngày thêm tinh tấn hơn cho nên vẫn khó tránh khỏi những vướng mắc của tâm ý, sự tò mò với những điều mới lạ mà họ chưa từng trải nghiệm.

– Hễ bất kỳ phần tử nào, dù là người hay vật, rung động tâm cảm, động tình trước các lý sự diễn ra xung quanh mình thì lúc bấy giờ, sẽ tự nhiên được các Trầm Nê Ngư cư trú ở các tán cây, lùm cây bụi cỏ hay dưới các ao hồ, đầm lầy, hang núi bay đến bu lấy lôi kéo xuống cõi Hạ Giới để trải nghiệm những điều mà phần tử ấy vướng mắc, ham thích, rung động.

— Có nhiều người nhầm lẫn đây là Thiên Giới.
Thực ra đây chỉ là nơi tốt đẹp tựa như Thiên Đàng, chẳng phải Thiên Đàng, chỉ là Vườn Địa Đàng nơi Trung Giới mà thôi.

* Câu chuyện về Adam và Eva nơi Vườn Địa Đàng

– Adam và Eva là hai người trong số rất nhiều người sinh sống nơi Vườn An Lạc cùng với muôn thú rừng, hoa cỏ. Họ trải qua cuộc sống bình dị mỗi ngày, đi dạo ngắm cảnh, tắm suối, vui đùa cùng nhau.
Một ngày nọ, họ nhìn thấy một quả đỏ chín mọng trên cành cây.
Bất chợt họ khởi lên ý niệm muốn hái quả đó mà dùng.
Liền đó, họ cảm thấy đói bụng, muốn ăn.
Những cảm xúc lạ kỳ trỗi dậy trong tâm cảm mỗi người.
Họ chợt nhận ra mình bị cuốn hút lẫn nhau.
Bởi họ thấy rằng mình có những điểm khác biệt nhau.
Họ muốn hiểu nhiều hơn về đối phương.
Họ khát khao được chạm lấy nhau, được bên nhau…
Liền ngay lúc đó, các Trầm Nê Ngư từ trên tán cây ấy lao xuống cuốn quấn lấy họ. Rồi cả hai bị lôi kéo xuống trần thế, nơi mà có những con người gần giống như họ đang sinh tồn với những khát khao của bản năng sinh tồn không khác với loài thú là bao.
Họ chuyển sinh thành loài người nơi thế gian, trải nghiệm những buồn vui, sướng khổ, đắng cay ngọt bùi chốn trầm luân khổ hải.
….……………….

Về câu chuyện này, hầu hết các tư liệu, kinh sách đều ghi chép rằng:

– Chúa Quỷ Satan đã biến hóa thành con rắn trên cây, con rắn ấy rót vào tai họ những điều ngon ngọt để xúi giục họ ăn trái cấm. Khi hai người họ ăn trái cấm mà Đức Chúa Trời đã phán không được ăn từ trước, họ bị tội và bị Đức Chúa Trời đuổi khỏi Vườn Địa Đàng.

– Đức Chúa Trời có cấm không cho ăn gì cả cũng vì chẳng muốn con cái của Người bi vướng mắc vào tham dục, tri bất túc mà bất túc. Vì họ nơi Vườn An Lạc vốn dĩ chẳng ăn mà no, chẳng mặc mà lành, nếu họ khát khao muốn dùng thì tự nhiên họ sẽ cảm thấy bị thiếu mà khởi lòng tham dục vậy.

– Chi tiết con rắn là do người xưa được mô tả hình dạng của Trầm Nê Ngư qua ký hiệu tượng hình, Trầm Nê Ngư là loài có thân dài, dạng cá chình, trông giống rắn, mà cá thì làm sao có ở trên cây, cho nên người ta mới diễn đạt rằng đó là con rắn trên cây vậy.

– Đức Chúa Trời chẳng đuổi ai cả, chỉ có tự mỗi người vì sự sa đọa trong tâm thức của mình, rồi bị trầm nê lôi kéo vào cõi sắc dục giới. Tự người chẳng còn trọn lành, chẳng còn vô ưu vô tư thì chẳng thể nơi miền an lạc vậy.

– Còn Satan, chỉ là hình tượng bị gán ghép về khía cạnh tội lỗi được hình thành.

Nguồn: Tam Giới Toàn Thư

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *