Home Bắc Đẩu Cung – Đâu Suất Cung – Cung Đẩu Tốt

Bắc Đẩu Cung – Đâu Suất Cung – Cung Đẩu Tốt

Bắc Đẩu Cung – Đâu Suất Cung – Cung Đẩu Tốt

* Nguồn gốc

– Thuở khởi nguyên Đại Vũ Trụ, khi ánh sáng Thái Cực từ Cội Đạo đại phát linh quang, hình thành nên các cõi Thiên và muôn vàn tinh tú. Lúc bấy giờ, gần nơi Cội Đạo hình thành nên một chòm sao đặc biệt linh diệu, tên gọi Bắc Đẩu. Chòm sao này là một định tinh, không hề vận hành di chuyển như các tinh tú khác chuyển động theo chu kỳ nhất định trong Đại Vũ Trụ. Nơi sao Bắc Đẩu ấy, lớp khí quang vô cùng thuần lương, thanh tịnh, tịch tĩnh kết tụ thành một Thiên Cung tên gọi Bắc Đẩu.
– Vì sao Bắc Đẩu này là định tinh, là thống soái của muôn vạn tinh tú trong Đại Vũ Trụ nên Thiên Cung Bắc Đẩu còn có nhiều tên gọi khác như là Cung Đẩu Suất, Cung Đẩu Tốt.
– Trong quá trình biên soạn và diễn dịch giữa các ngôn ngữ Phạn, Trung, Việt thì có thêm một tên gọi khác là Cung Thiên Đâu Xuất hay Cung Thiên Đâu Suất.
– Nhìn lên bầu trời, chúng ta có thể thấy chỉ là ánh sáng của sao Bắc Đẩu, tức về phần hữu vi của một tinh cầu cõi Hạ Giới. Chúng ta không thể thấy được Cung Bắc Đẩu bằng mắt thường hay các phương tiện thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại, do Cung Bắc Đẩu là phần khí thuộc cõi linh giới, vô hình.

* Tính chất đặc trưng vận hành của Bắc Đẩu Cung

– Bắc Đẩu Cung này là một Cung điện lớn nằm trong quần thể kiến trúc ở Bạch Ngọc Kinh, cõi Hỗn Nguyên Thiên.

– Bắc Đẩu Cung do Đức Thái Bạch Kim Tinh Chưởng Quản.
Đức Thái Bạch Kim Tinh chính là một hóa thân của Đức Từ Phụ từ thuở khởi nguyên Khai Thiên Lập Địa, chuyên về trọng trách gìn giữ luật Thiên Điều Tam Giới, gìn giữ sự vận hành theo đúng chu kỳ của tất thảy các cõi giới. Vì thế nên ngài ngự ở Cung Bắc Đẩu, nơi không gian Thượng Giới trên định tinh của vũ trụ vậy.

– Toàn bộ Thiên Cung này đều có màu trắng trong tinh khiết như pha lê, có vài chỗ được điểm xuyết màu trắng của bạch sắc tường vân trông như bạch ngọc long lanh trong nước vậy. Sắc trắng đặc biệt này, thỉnh thoảng có ánh lên cửu sắc như ánh xà cừ lấp lánh. Việc này xảy ra khi có chư vị cao trọng di chuyển ở trong hoặc gần Cung, hào quang chiếu rọi qua Cung nên thấy được ánh sáng vi diệu ấy.

– Cảnh quang xung quanh Cung Bắc Đẩu cũng được bao phủ bởi một màu trắng tinh khôi như sương tuyết. Mây trời phiêu lãng nhẹ nhàng, địa diện là cánh đồng cỏ trắng tinh, sơn xuyên hà hải đều một màu trắng như bạch ngọc, như tuyết phủ. Muôn thú đa phần cũng đều màu trắng. Những cây đại thụ hay kỳ hoa dị thảo cũng đều màu trắng. Chư Thiên, Thánh Tiên ở đây đều dùng bạch y, hào quang cũng có sắc trắng chủ đạo.
Các loài linh điểu như bạch phụng, bạch khổng tước, bạch hạc… cũng thường xuyên cất lên những tiếng hót thánh thót vi diệu hòa điệu với âm nhạc của chư vị Hỷ Lạc Thiên. Trong không khí thì lúc nào cũng có một hương thơm ngào ngạt, như hương sen thoang thoảng hòa quyện cùng bách hoa trong sương tuyết.

– Hoạt động chính của Bắc Đẩu Cung là xem xét sự vận hành của Tam Giới, gìn giữ cho vạn vật, vạn linh được theo đúng khuôn luật Thiên Điều là Bác Ái, Công Bình mà chúng ta tạm hiểu và gọi nôm na là Nhân Quả, Lý Nhân Duyên vậy.

– Là nơi mà chư vị Tam Tôn Hỗn Nguyên, chư vị Cửu Thiên Khai Hóa thường xuyên ghé qua để xem xét, chuyển hóa nhân duyên vận hành của Tam Giới theo hướng tích cực nhất có thể.

– Ánh sáng từ sao Bắc Đẩu chính là nguồn sáng dẫn đường cho những người đi đường biết được phương vị tránh bị lạc lối. Cũng vì thế mà đối với đường tu tập tâm linh, Cung Bắc Đẩu là nơi có rất nhiều vị đã từng xuất thân nơi đây giáng thế hạ phàm độ duyên sinh chúng.

— Đức Từ Tôn Hồng Quân Lão Tổ ngự nơi Cung Bắc Đẩu, phổ truyền chân Đạo cho chư Tiên, từ đó các vị ấy khai mở ra các giáo phái, tông môn ở nhiều nơi với nhiều tên gọi khác nhau nhằm đưa chúng sinh về với Cội Đạo. Chư Thiên Tiên, hay các vị đứng đầu các tông môn, giáo phái cũng là những vị nắm giữ Tiên Tịch cho môn nhân đồ chúng của mình, về sau khi Hồi Nguyên, về với Cội Đạo thì nhìn nhận nhau là huynh tỷ đệ muội cùng chung một gốc sinh ra vậy.

— Đức Từ Tôn Hồng Quân Lão Tổ, khi truyền Đạo ở Ấn Độ chính là Đức Vishnu Cổ Phật, Người phân tánh hóa sinh thành Krishna là vị Thần tượng trưng cho tình yêu thương, sự cứu rỗi, sự đâm chồi nảy lộc của mầm sống mới sau khi trải qua hoại diệt. Vì thế tên Krishna còn được hiểu như là nhân tố huyền nhiệm của sự sống, tia sáng hi vọng trong bóng tối. Nhiều người lại dịch rằng Krishna là màu đen, xanh đen do hình tượng của Đức Krishna là một cậu bé chừng 14-16 tuổi, có nước da màu xanh đen.

— Đức Từ Tôn đã phân tánh thành Tam Thanh từ thuở hồng mông khai Thiên lập Địa. Một trong Tam Thanh là vị Đạo Đức Thiên Tôn khi truyền Đạo ở Trung Hoa đã nhập thế chuyển sinh thành Đức Lão Tử, người đã truyền bá Đạo Đức Kinh, giúp hành giả tu luyện tiên Đạo.

— Đức Từ Tôn lại phân tánh chiết linh thành một đóa bạch liên, được Bạch Tượng 6 Ngà Linh Nha Tiên đưa từ Cung Thiên Đâu Suất xuống Hạ Giới, giáng nhập thai bào của hoàng hậu Maya ở nước Ấn Độ, chuyển sinh thành thái tử Tất Đạt Đa. Vị này tìm kiếm con đường giải thoát cho chính mình trước những cám dỗ của phù hoa tục thế, về sau đạt Đạo trở thành Đức Phật Tổ Thích Ca của dòng tu Phật Đạo Thích Giáo. Người chỉ dạy cho đồ chúng về trí tuệ phá chấp vô minh mà tự mình giải thoát khỏi Tứ Khổ, người đời gọi nôm na là Phật Giáo vậy.

— Sau Đức Phật Thích Ca, Đức Từ Tôn lại phân tánh chiết linh, chuyển sinh đầu thai ở đế quốc La Mã là Đức Jesus, tức Gia Tô Giáo Chủ. Người đã hi sinh thân mạng trân quý của mình để cứu chuộc cho tội lỗi của loài người lúc bấy giờ, gieo vào lòng chúng sinh một hạt giống của đức tin, tình yêu thương sâu sắc.

– Đấy chỉ là một số trường hợp chư vị truyền Đạo, giáo chủ các tông môn do Đức Từ Tôn Hồng Quân Lão Tổ phân tánh chuyển sinh từ Cung Thiên Đẩu Suất giáng hạ trần gian ở cõi Địa Cầu này, được lịch sử ghi nhận rõ ràng khoảng 5000 năm trở lại đây. Tất nhiên, ở những cõi giới khác, hoặc ở cõi này nhưng 5000 năm trở về trước nữa, ở các dân tộc khác nhau trên thế giới có rất nhiều tông môn, giáo phái dạy người tu tâm dưỡng tánh, làm lành lánh dữ, tu luyện để sống hòa mình cùng thiên nhiên, trở thành Thần Tiên bất tử với Thiên Địa. Trong bài này chỉ chia sẻ vài trường hợp đặc biệt mà nhiều người biết đến theo dòng lịch sử tâm linh, kinh sách có đề cập. Nhưng mà chỉ vài trường hợp như thế, cũng đủ thấy được vai trò của Cung Bắc Đẩu là nơi sản sinh ra chư vị cao trọng, chuyên phụ trách về việc phổ truyền Đạo Pháp, đưa người khỏi cảnh vô minh, tìm về bến bờ an lạc, giải thoát trong minh triết.

– Trên đường về Cội Đạo của chân hồn có tu tập

Đối với người có tu tập Chân Đạo ở một cảnh giới nhất định, khi vừa mất đi thân mạng của mình, chân hồn ấy đang lúc trầm mê lẩn quẩn với các nhân duyên nghiệp quả của bản thân và cận tử nghiệp chi phối. Cung Bắc Đẩu có Thánh Lệnh giao cho chư vị Liên Thần hỗ trợ, giúp đỡ chân hồn ấy sớm được tịnh tâm tinh tấn, rồi dẫn độ chân hồn ấy về Bạch Ngọc Kinh bái kiến chu vị Tam Tôn Khởi Nguyên trước khi quyết định chuyển sinh thành dạng tồn tại nào đó trong Tam Giới.

Chân hồn ghé về Bắc Đẩu Cung, tại đây sẽ được chư vị phụ trách dẫn đến Tịnh Tâm Đài. Ở Đài này, mỗi chân hồn sẽ được cho nhìn thấy rõ ràng đường đi của các lý sự, gieo nhân gì thì gặt quả tương ứng với điều như thế… Nhờ việc nhìn thấu rõ ràng các nhân duyên nghiệp quả của bản thân, chân hồn ấy sẽ có được sự quyết định chính xác với số phận của mình, thăng hay đọa, tiếp tục ở lại Thượng Giới, Trung Giới hành thiện độ chúng, hay sẽ đầu kiếp xuống trần gian trả dứt nợ trần, hoặc học hỏi thêm hay là cứu độ chúng sinh… đều do chân hồn ấy tự lựa chọn định quyết cho phận mình vậy.
….…….

* Một số bài Kinh – Thi có nhắc đến Cung Bắc Đẩu:

Đẩu Tinh chiếu thấu Nguyên Tiêu
Kim Quang kiệu đỡ đến triều Ngọc Hư
Khí trong trẻo dường như băng tuyết
Thần im đìm dường nét thiều quang

Kinh Đệ Nhị Cửu – Cửu Thiên Thập Nhị Kinh
………………………..

Cung Đẩu Tốt nhặt khoan tiếng nhạc
Đệ lịnh bài cánh hạc đưa linh
Tiêu thiều lấp tiếng dục tình
Bờ dương bóng phụng nhẹ mình nâng thân

Kinh Đệ Tam Cửu – Cửu Thiên Thập Nhị Kinh
………………………..

Đạp Thái Sơn nhảy qua Đẩu Suất
Định Kim Câu đến chực Thiên Môn
Chân hồn đã nhập Càn Khôn
Thâu quyền độ thế bảo tồn chúng sinh

Kinh Đệ Tứ Cửu – Cửu Thiên Thập Nhị Kinh
………………………..

Cung Bắc Đẩu xem căn quả số
Học triều nghi vào ở Linh Tiêu
Ngọc Hư Cung sắc lịnh kêu
Thưởng phong, trừng trị, phân điều đọa thăng

Kinh Đệ Cửu Cửu – Cửu Thiên Thập Nhị Kinh
……………………….

Day mặt Hồng Quân ngó Địa Hoàn,
Rưới chan vạn vật khối sinh quang,
Cõi Tiên mở rộng cung Đâu Suất,
Nước Phật sửa an cảnh Niết Bàn.
Cứu thế quyết ngưng quyền Địa phủ,
Độ đời cố tạo phước nhơn gian.
Thần thông trói chặt Ma vương quái,
Dìu bước vạn linh đến cảnh nhàn.
Đức Lý Thái Bạch giáng cơ đề thi
13-12-1938 Cơ bút Cao Đài Đại Đạo
…………………………..

Một tòa Thiên Các Ngọc làu làu,
Liền bắc cầu qua nhấp nhóa sao.
Vạn trượng then gài ngăn Bắc Đẩu,
Muôn trùng nhíp khảm hiệp Nam Tào.
Chư Thần choá mắt màu thường đổi,
Liệt Thánh kinh tâm phép vẫn cao.
Dời đổi chớp giăng đoanh đỡ nổi,
Vững bền vạn kiếp chẳng hề xao.
….………

Ngọc ẩn thạch kỳ ngọc tự cao,
Hoàng Thiên bất phụ chí anh hào.
Giáng ban phúc hạnh nhơn đồng lạc,
Thế tạo lương phương thế cộng giao.
Giáo hóa nhơn sanh cầu triết lý,
Đạo truyền thiên hạ ái đồng bào.
Nam nhơn tỉnh cảm sanh cao khí,
Phương tiện tu tâm kế diệt lao.
….…………

Thanh thanh nhựt nguyệt Cửu Trùng Thiên,
Hiện xuất cao nhơn tại nhãn tiền.
Bất quản hổ tranh thâu Bắc Cực,
Chỉ nguy long đấu đoạt Nam Uyên.
Sanh tồn cụ pháp vô công trác,
Tử hậu cùng đồ uổng lộ diên.
Hữu đạo, hữu công du tự khả,
Vô công, vô Đạo tổng đồ nhiên.
………………….

Đào Nguyên lại trổ trái hai lần,
Ai ngỡ Việt Thường đã thấy lân.
Cung Đẩu vít xa gươm xích quỉ,
Thiềm cung mở rộng cửa hà ngân.
Xuân Thu định vững ngôi lương tể,
Phất Chủ quét tan lũ nịnh thần.
Thổi khí vĩnh sanh lau xã tắc,
Mở đường quốc thể định phong vân.

Nguồn: Tam Giới Toàn Thư

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *