Home Bách Nhật Khái

Bách Nhật Khái

Bách Nhật Khái

* Nguồn gốc

– Bách Nhật Khái là chứng bệnh ho trăm ngày, hay còn gọi là bệnh ho gà. Ý chỉ về việc bệnh kéo dài lâu ngày mới khỏi.
Gọi là ho gà vì bệnh gây nên nóng sốt về chiều, gây ngứa cổ nên ho từng cơn, liên tục.
– Bách Nhật Khái được hình thành bởi loại virus do các vị Ôn Thần, là Chánh Thần thuộc Ôn Bộ tạo ra nhằm giữ cho sự vận hành của vòng xoay sinh lão bệnh tử được trọn vẹn, giúp người ta nhận ra được cần phải sống chậm lại, sống hữu ích, bớt ăn hại với thiên nhiên môi trường, quan tâm đến những gì mình ăn vào và thái độ giao tiếp với thế giới quan quanh mình.

* Tính chất đặc trưng

– Bệnh dễ lây lan thành dịch
– Nóng sốt về chiều, tầm sau 15:30 đến tối khuya, khi ngủ dậy sẽ hạ sốt, cảm thấy dễ chịu hơn. Đến chiều hôm sau lại bị tái diễn tình trạng.
Sau khi có các triệu chứng nóng sốt, cảm, chóng mặt nhức đầu, tức ngực khó thở, đau rát cổ như viêm họng, từ 3-7 ngày sẽ bắt đầu ho, khan tiếng, đau mắt, quáng gà, sổ mũi.
Tình trạng ngày càng nặng, có thể dẫn đến ho có đàm, đàm có máu, hắt hơi sổ mũi có máu hay mủ vàng, mủ xanh, có thể ói, nóng sốt cả ngày 39-40 độ.
– Uống thuốc Tây khó thuyên giảm, do virus tăng sức đề kháng theo quá trình uống thuốc, nên thận trọng.
– Đối với trẻ nhỏ dù đã tiêm ngừa kháng sinh, vắc xin vẫn có thể bị nhiễm bệnh
– Bệnh ngày càng nặng, nguy cơ lây nhiễm cho xung quanh dễ dàng qua đường hô hấp, ho, tiếp xúc trực tiếp tay chân, dùng chung vật dụng có tiếp xúc với mồ hôi, hơi thở.
– Khi bệnh trở nặng, nóng sốt thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới thần kinh. Sức đề kháng yếu dễ bị các bệnh cơ hội âm nhập thì rất nên nguy hiểm.

* Quá trình lây nhiễm

– Virus bệnh có sẵn trong môi trường không khí, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tấn công vật chủ qua đường hô hấp.
– Người có sức đề kháng yếu, đi nắng, nhiễm mưa dễ bị phát bệnh.
– Chạm trực tiếp, tiếp xúc gần với hơi thở người nhiễm bệnh, hoặc người đó hắt hơi, ho vào không khí.

* Cách thức phòng và chữa trị

– Nếu gia đình có người thân bị nhiễm bệnh và các biểu hiện triệu chứng rõ ràng thì nên giữ khoảng cách hơi thở không quá gần, khi ho cần có khăn giấy che miệng rồi vứt vào toilet giật nước để tránh việc virus lan truyền qua không khi từ mảnh khăn giấy đó khi vứt rác.
– Dùng các loại trái cây có vị chua như chanh, tắc, cam, bưởi, quýt, thơm, ổi, cà chua để ăn trực tiếp hoặc xay ép nước uống pha thêm chút muối để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Có thể uống thêm gừng, sả, tiêu hạt, vỏ quế, hạt ngò, tiểu hồi, la hán quả hãm với nước sôi khi bị cảm lạnh, hoặc nóng lạnh, đi đường mắc mưa, thời tiết thay đổi làm cơ thể lạnh cóng.
– Thường xuyên tắm nắng sớm từ lúc bình minh cho tới trước 11h trưa
Hạn chế tối đa việc ra đường khi trời mưa, nếu đi đường dính mưa thì tránh nói chuyện, nên đeo khẩu trang. Về đến nhà thì tắm rửa sạch sẽ với nước muối càng tốt.
– Nên ăn cháo trắng, dùng gạo nếp càng tốt, ăn với hành lá xắt nhuyễn, muối tiêu.
– Nên dùng rau củ quả tươi, hấp, luộc, nấu canh, kho không dầu.
– Hạn chế tối đa việc dùng dầu mỡ chiên xào, nướng, kho dầu.
– Không nên dùng thịt cá vì virus này tồn tại trong không khí, kí sinh trên vật chủ có máu, nên thịt cá rất nhiễm virus khi ăn vào cơ thể dễ nhiễm bệnh hơn bình thường.
– Nên ăn chay vì khi ăn chay thì thân tâm nhẹ nhàng, an lạc không vướng mắc sát nghiệp, oán khí của chúng sinh động vật, tự nhiên cơ thể có sức đề kháng tốt, khó có điều kiện cho virus phát triển sinh sôi. Chúng ta muốn sống an vui, các loài vật ấy cũng muốn như thế, nên nếu tuyệt đường sống thì sinh oán hận. Thân tâm đã tích tụ oán khí, oán hận thì dễ bị dính virus bệnh dịch phát tác do virus sống trong môi trường yếm khí, thiếu sáng.
– Ngâm chân với nước muối và các loại thảo dược có tinh dầu như vỏ cam, tắc, chanh, bưởi, quýt, đinh hương, tiêu, vỏ quế, hạt ngò, tiểu hồi.
– Có thể kết hợp các phương pháp diện chẩn, xoa bóp ấn huyệt để nhanh chóng thuyên giảm.
– Nên nhớ mang theo khăn giấy bên mình để dùng khi ho, sổ mũi, hắt hơi và vứt toilet cẩn thận không vứt lung tung khăn giấy bẩn.
– Các đồ dùng cá nhân, quần áo nên thường xuyên chùi rửa cẩn thận sạch sẽ. Nên ngâm giặt quần áo với nước muối, vỏ chanh, cam, bưởi… để sát khuẩn.
– Đốt lửa, xông hơi ấm nóng, mở cửa cho nhà và phòng có ánh nắng chiếu sáng, thông thoáng để tránh tối đa virus có điều kiện phát triển. 

Nguồn: Tam Giới Toàn Thư

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *