Home Các loại tên gọi trong đời sống thường nhật và ý nghĩa tâm linh

Các loại tên gọi trong đời sống thường nhật và ý nghĩa tâm linh

Các loại tên gọi trong đời sống thường nhật và ý nghĩa tâm linh

Chánh Danh, Tánh, Danh, Tục Danh, Tự Danh, Biệt Danh, Danh Hiệu, Pháp Danh, Thánh Danh, Đạo Hiệu, Pháp Hiệu, Phật Hiệu.

Chánh Danh:

Là tên gọi đầy đủ và đúng theo giấy tờ bao gồm tên gọi và họ của gia tộc. Tên này do cha mẹ hay là người lớn tuổi trong gia tộc đặt cho đứa trẻ.

Ví dụ: Nguyễn Thị Mén

….…………………………..

Tánh:

Là họ của một người, không bao gồm tên và chữ lót. Dùng thường nhật có tính tôn trọng khách sáo.

Ví dụ: Cô Nguyễn, Chú Trần.

….…………………………..

Danh:

Là tên gọi của một người, không bao gồm Tánh và chữ lót.

Ví dụ: Mén

….…………………………..

Tục Danh:

Là tên gọi thân mật, có khi hoàn toàn khác với tên gọi trong Chánh Danh. Thường là tên dễ gọi, dễ nhớ, có khi là cố tình gọi tên xấu để dễ nuôi, ít bị người khác chú ý. Tục danh này thường được gọi theo thứ tự con cái của người đó tỏng gia đình.

Ví dụ: bé Ba, bé Tư, bé Bảy, Cún con

….…………………………..

Tự Danh:

Là tên do tự bản thân người đó đặt cho mình, có thể hiểu như là biệt danh tự đặt, thích gì thì gọi đó.

Ví dụ: Nguyễn Thị Mén, Tự Mén xinh đẹp. Mén xinh đẹp là tên của Mén tự đặt cho mình.

….…………………………..

Biệt Danh:

Là tên đặc biệt, thường do người khác gọi về một đối tượng nhất định. Có khi với ý châm biếm hay chỉ đơn giản là có nét đặc trưng gì đó để nhận diện về đối tượng ấy tránh nhầm lẫn với đối tượng khác. Chẳng hạn như là khu vực ở, nghề nghiệp.

Ví dụ: Nguyễn Thị Mén, được người khác gọi là Mén khoái ngọt, Mén xóm A, Mén quận 8, Mén bán rau…

….…………………………..

Danh Hiệu:

Là tên đặc biệt gắn liền với một thành tựu nào đó được một nhóm người, tổ chức công nhận. Tất nhiên khi được càng nhiều người công nhận thì càng tốt.

Ví dụ: Hoa Hậu Thân Thiện Xóm A Nguyễn Thị Mén.

….…………………………..

Pháp Danh:

Là tên được đặt mang hàm ý tâm linh huyền diệu của một người, thường là do sư phụ, các vị bề trên đặt cho mang tính nhắc nhở cho đối tượng ấy về con đường tâm linh của mình.

Ví dụ: Nguyễn Thị A, Pháp Danh Hiền Hậu.

….…………………………..

Thánh Danh:

Là tên Thánh của một Đạo Giáo, Giáo Phái nào đó. Thánh Danh này thường được những vị bề trên, lãnh đạo của các tôn giáo, giáo phái đặt cho một đối tượng, có khi theo một quy luật cụ thể gồm Tên + Tên Thánh trong Đạo Giáo ấy.

Ví dụ:

Bà Teresa Nguyễn Thị A

Ông Mathew Trần Văn B

Huynh Ngọc B Thanh

Tỷ Nguyễn Hương A

….…………………………..

Đạo Hiệu và Pháp Hiệu:

Cũng giống với Pháp Danh hay Thánh Danh, được các vị bề trên đặt cho môn đệ, đồ đệ của mình với ý nghĩa nhắc nhở trên bước đường tu Đạo. Thường là đặt riêng theo từng cá nhân, ít theo công thức cụ thể.

Ví dụ:

Bà Nguyễn Thị A, Đạo Hiệu Ngọc Nữ

Ông Trần Văn B, Đạo Hiệu Tiên Đồng

….…………………………..

Phật Hiệu:

Là tên gọi đặc trưng, ý chỉ về công nghiệp đặc biệt hoặc là hạnh đức đặc biệt của một đối tượng tu hành giả nào đó mà qua các công nghiệp, hạnh đức đặc biệt này mà vị ấy chứng đắc được quả vị trọn lành. Phật Hiệu này có thể do vị ấy tự lựa chọn, do những người khác tôn trọng, kính phục xưng tán công đức.

Ví dụ:

Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Phật Hiệu là Liễu Hạnh Phật.

….…………………………..

Qua các cách tên gọi tên bên trên, chúng ta thấy rằng một người hay vật, đối tượng nào đó ở trong một kiếp sinh tồn của mình có nhiều tên gọi, cách gọi tên khác nhau tùy vào các hoàn cảnh khác nhau, tâm tư tình cảm của người gọi về đối tượng ấy.

Khi người, vật, đối tượng ấy chuyển sinh đầu thai kiếp khác, lại tiếp tục mang nơi mình các tên gọi khác nhau.

Trải qua nhiều đời nhiều kiếp, mỗi sự tồn tại có không biết bao nhiêu cách gọi tên, chẳng thể đếm được.

Đối với việc cầu nguyện, triệu thỉnh, triệu tập một linh thể có ở linh giới, không phải đang sinh sống với xác thân tứ đại thì người cầu nguyện, triệu thỉnh, triệu tập linh thể ấy cần có các thông tin cụ thể, càng nhiều càng tốt, có sự cảm ứng tương quan nhiều, hiểu biết nhiều thì càng dễ tạo nên sợi dây liên kết, cảm ứng linh thông. Nhờ vậy, việc cầu nguyện, triệu thỉnh hay triệu tập sẽ có linh ứng. Linh thể đó có thể xuất hiện đến bên cạnh người cầu nguyện, triệu thỉnh, triệu tập mình một cách chân thật rõ ràng.

Nguồn: Tam Giới Toàn Thư

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *