Home Câu chuyện về ”Đỉnh Chung” và ông Mạnh Thường Quân nhắc nhở cẩn trọng trước cám dỗ danh lợi

Câu chuyện về ”Đỉnh Chung” và ông Mạnh Thường Quân nhắc nhở cẩn trọng trước cám dỗ danh lợi

Câu chuyện về ”Đỉnh Chung” và ông Mạnh Thường Quân nhắc nhở cẩn trọng trước cám dỗ danh lợi

Đòi phen Mẹ luống ưu sầu,

Cũng vì tà mị dẫn đường con thương.

Đỉnh chung là miếng treo gương,

Khiến nên trẻ dại lạc đường quên ngôi.

(Kinh Từ Mẫu Tán Ca)

………………………………………

Trong ‘’Đỉnh Chung’’ thì đỉnh là cái vạc, chung là cái chuông.

Liên quan đến câu chuyện về ‘’Đỉnh Chung’’, thì phải nhắc đến ông Mạnh Thường Quân. Mạnh Thường Quân là một người tài giỏi, thuộc dạng đại phú gia thời xưa bên Trung Quốc. Ông chiêu hiền đãi sĩ tại nhà mình, thu hút nhân tài, nuôi dưỡng bá tánh bằng việc đem tiền của nấu ăn cho mọi người hòan toàn miễn phí. Việc làm này tuy nhìn thấy là tốt, nhưng có mặt tiêu cực của nó là hình thành nên một bộ phận những người lười biếng không muốn lao động, không dám chịu cực chịu khổ chỉ chờ đợi người khác nuôi mình sống qua ngày.

Mỗi lần tới bữa ăn thì người nhà Mạnh Thường Quân sẽ gõ “Chung” tức là cái chuông báo hiệu tới giờ ăn, mọi người sẽ tụ hợp lại các gian nhà lớn để ăn. Thức ăn được đựng trong các vạc lớn gọi là “Đỉnh”. Cho nên, xét về nghĩa sâu xa, “Đỉnh Chung” nhắc nhở về việc thận trọng mùi danh lợi, phù hoa trước mắt có thể làm chúng sinh mờ mịt mà đi vào đường khổ não, lười biếng.

Trong bài kinh Từ Mẫu Tán Ca, ‘’Đỉnh Chung’’ được nhắc đến để diễn tả nỗi ưu tư của Đức Từ Mẫu – một vị trong các Đấng Tạo Hoá. Ngài lo lắng cho những đứa con khờ dại của mình nơi cõi trần đang vì những miếng mồi danh lợi treo lơ lửng trước mắt, mà dễ đánh mất Đạo Tâm, không còn nghe theo tiếng gọi của lương tâm, xa rời con đường đạo đức. Do đó, cũng chẳng thể quay về ngôi xưa, phẩm vị đã từng có nơi cõi Thiên.

Đối với người hành giả, còn cần bương chải với đời, thì nên thiểu dục tri túc. Làm lụng vừa phải, điều độ để nuôi thân, chi trả các chi phí sinh hoạt thường nhật và vẫn dành được thời gian tu dưỡng tinh thần. Chớ nên mãi chạy theo vật chất, danh lợi thái quá, mà khiến thân thể hao mòn, sức khoẻ giảm sút, tâm trí phiền não chẳng an. Cũng như chớ nên chăm lo cho phần tinh thần thái quá, dẫn đến bỏ bê thân xác, hoặc dẫn đến việc lười lao động kiếm sống, sống buông thả, sống lệ thuộc, dựa dẫm. Cân bằng giữa các khía cạnh vật chất, tinh thần là điều cần thiết, để luôn giữ được tâm Đạo trên con đường trở về với các Đấng Thiêng Liêng vậy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *