Home Cộng nghiệp

Cộng nghiệp

Cộng nghiệp

* Nguồn gốc

– Là những nghiệp chung của một người với các mối quan hệ tập thể, khi tham gia sinh hoạt gây nên các hình thức thiện ác nghiệp ở dạng chuỗi mắt xích.

– Tùy theo mức độ, tính chất các sự liên quan, biểu tình, cảm xúc của các cá nhân tham gia chuỗi mắt xích tạo nghiệp, thiện ác nghiệp sẽ nặng nhẹ khác nhau.

Các trường hợp cụ thể

* Mua bán cá

– Khi đi chợ, chúng ta đang đứng mua rau, hàng bán cá kế bên đập đầu một chú cá. Ngay thời điểm đó tất cả những ai ở gần đó đều dính cộng nghiệp chung với người bán cá và người mua cá.

– Người bán cá khi sát mạng đập đầu cá, từ thân tâm phát khởi sát nghiệp, biến thành hành động bởi vì mưu sinh tức là cần tiền mà dính sát nghiệp, lợi mình hại mạng loài khác.

– Người mua cá vì thèm ăn, ham muốn ăn mạng chú cá ấy nên khiến cho người bán cá phải dính nghiệp sát cũng vì tiền.
Những người ở gần đó, khi thấy cá bị sát mạng, trong tâm khởi lên ý niệm cá đó ngon quá, cũng muốn ăn, dính cộng nghiệp thèm mạng.

– Người gần đó, không liên quan, không thèm ăn, nhưng vì biết cá bị sát mạng mà chẳng làm gì để cứu giúp cũng dính cộng nghiệp từ sát nghiệp ấy, tuy ít nhưng có.

— Oán khí của chú cá, khi bị sát mạng, vì chẳng thể cầu cứu ai cả, ai cũng làm lơ trước việc cá bị sát mạng, nên oán khí ấy bao trùm tất cả những người quanh đó có chứng kiến.

– Vậy thì một người sát mạng, nhiều người muốn ăn, nhiều người không liên quan nhưng dù khởi tâm thương xót, hoặc thờ ơ trước nỗi đau của sinh linh chuẩn bị bị sát mạng, tất cả đều dính chung trong chuỗi mắt xích đó, mỗi người một ít, ai khởi tâm thèm ăn thì nghiệp nặng hơn người khởi tâm thương xót hoặc không khởi tâm gì cả những thờ ơ.

– Trong chuỗi mắt xích của việc một chú cá bị sát mạng, còn có các đối tượng khác như:

– Người đã nhân giống cá để nuôi vì tiền, bán mạng hàng hà sa số chúng sinh cho người ta sát mạng, cũng dính cộng nghiệp.

– Người vận chuyển từ trại cá, làm mối lái để chở cá bán cho hàng cá ngoài chợ, cũng dính cộng sát nghiệp tạo cơ hội cho kẻ khác gây sát nghiệp với hàng hà sa số chúng sinh.

* Kinh doanh nhà hàng ăn mạng.

– Ở đây tôi muốn dùng từ chính xác là ăn mạng chúng sinh chứ không phải ăn chay hay ăn mặn.
Từ ăn mặn do đọc trại từ ăn mạng mà có.
Chứ vốn dĩ chữ ăn mặn chỉ có nghĩa là ăn đồ có vị mặn nhiều mà thôi.

– Người khách đi ăn, có người này mà chúng sinh bị sát mạng.

– Người kinh doanh, tức chủ nhà hàng mạng, vì ham tiền mà sát mạng chúng sinh.

– Nhóm thứ ba là người làm công bao gồm bếp nấu, phục vụ, rửa chén, bưng bê, giữ xe và ngay cả đội ngũ quản lí, quảng cáo kéo khách đều dính cộng nghiệp chung.

– Nhóm thứ tư liên quan là đội ngũ công ty in ấn, thiết kế quảng cáo, bảng hiệu, bộ nhận dạng thương hiệu, tóm lại là có liên quan đến việc xây dựng cho nhà hàng đó có khách, kinh doanh thuận tiện, cũng đều dính cộng sát nghiệp.

– Nhóm thứ năm là tất cả các đối tác cung ứng dịch vụ cho nhà hàng bao gồm cung cấp các sinh mạng cho nhà hàng kinh doanh, cung cấp hệ thống tiện nghi cho khách đến đó thoải mái để nhà hàng kéo khách dễ từ các đồ dùng nhà bếp, đồ dùng nhà vệ sinh, đồ dùng bàn ăn đến dịch vụ vệ sinh và chăm sóc hoa cỏ trang trí, đều dính chung cộng nghiệp sát mạng dù nhiều hay ít cũng là mắt xích trong chuỗi ấy.

— Nói qua cộng ác nghiệp như thế, để mọi người hình dung dễ dàng các sợi dây liên kết mắt xích với nhau trong một chuỗi hành động có liên quan đến các nhóm người thực hiện một hành vi thiện hay ác nghiệp.

* Thiện cộng nghiệp

– Sáng sớm bước chân ra cửa, gặp ai cũng chào hỏi vui tươi, người được chào hỏi cảm thấy vui vì có người quan tâm mình, bản thân mình cũng thấy vui vì giao tiếp qua lại vui vẻ tạo nên mối tương quan thân ái với xung quanh, sức khỏe của mọi người từ đó cũng được mạnh khỏe, không phải tốn tiền thuốc, đỡ phiền não, người ta vui, sẽ truyền tải niềm vui ấy đến cho những người khác khi tiếp xúc họ, vậy đó là cộng thiện nghiệp.

– Đọc một tài liệu hay, một bài kinh, sách hay, cảm thấy tâm đắc, chia sẻ điều đó đến với cộng đồng qua phương tiện mạng internet. Người có duyên, vô tình đọc được tài liệu ấy, phát tâm hoan hỷ, nếu duyên thêm sâu dày, người ấy thay đổi lối sống của họ, tạm xem như là giác ngộ, khiến cho đời họ bớt khổ, bản thân họ an lạc, quanh họ thêm phần an lạc. Vậy chỉ một hành động share với tâm ý tốt, lại có thể gieo duyên lành đến cho nhiều người như thế, đó là cộng thiện nghiệp rất cụ thể đó vậy.

– Vậy chúng ta, các hành giả đang tu tập để trở nên Chân Thiện Mỹ cũng nên cố gắng quán chiếu tất cả các mối quan hệ của mình với xung quanh, từ người thân như vợ chồng, anh chị em, con cái, cha mẹ, đến bạn bè thân thường gặp nhau chơi chung, những nơi mình thường lui tới, công ty mình đang làm, hội nhóm mình đang sinh họạt…

– Quán chiếu được chuỗi mắt xích từ khi khởi nghiệp đến khi hoàn thành con đường của thiện, ác nghiệp thì tự nhiên bản thân hành giả cũng lãnh ngộ được ít nhiều tâm tình của chúng sinh trong khắp Tam Giới, từ đó lực chiêu cảm, cảm ứng với các sự tồn tại trong tam Giới cũng dễ dàng thuận tiện hơn, xả bỏ dần những chấp niệm, chướng ngại của bản thân và xung quanh mình.

Nguồn: Tam Giới Toàn Thư

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *