Home Cửu Huyền Thất Tổ

Cửu Huyền Thất Tổ

Cửu Huyền Thất Tổ

Phàm là con người, ai cũng có tổ tiên của mình.
Mỗi người sinh tồn trên thế gian đều sẽ chịu những nhân duyên nghiệp quả của bản thân và gia tộc đời quá khứ, hiện tại và ảnh hưởng đến vị lai. Những người trong mối dây liên kết thân tộc được tính theo phả hệ như sau:

“Thầy, các con
Con chưa rõ Cửu Huyền Thất Tổ
Thầy vui lòng chỉ chỗ chưa rành
Kể từ phụ mẫu sơ sanh
Cũng nhờ Tổ đức lập thành chánh chơn.

Người chưa rõ nguồn cơn trong đó
Nên dể duôi đành bỏ rã rời
Từ con lên đó năm đời
Từ con xuống đó bốn đời chia ra.

Trong số ngũ sớt ra làm chín
Chiết mình con là định trung hòa
Trước con là gọi mẹ cha
Sau con kế đó nó là cháu con.

Tới bậc cháu Huyền Tôn là chín
Cháu Huyền Tôn là chính Cửu Huyền
Hợp thành số cửu quá nguyên
Cũng trong Cửu Tộc lưu truyền chẳng sai.

Ðếm tới chín, bớt hai còn bảy
Là bảy ông thảy thảy kêu chuyền
Hiệp thành số cửu chi nguyên
Nên kêu Thất Tổ Hậu Thiên không lìa.

Con đứng giữa đặng chia vay trả
Vay ơn dày thì trả nghĩa sâu
Tại vầy nên mới lo tu
Lo tu đặng độ đền bù nghĩa nhơn.

Người có đó nên người hơn thú
Thú được vầy thú cũng bằng người
Khuyên con chớ tưởng trò chơi
Ráng công tu luyện nên người dễ chi!”

Ðức Chí Tôn có giáng cơ dạy về Cửu Huyền Thất Tổ trong bài Thánh Ngôn trên. Theo Chí Thiện Phan Trung Chẩm, bài này do Chí Thiện Nguyễn Văn Ninh cầu Ðức Chí Tôn tại Minh Thiện Ðàn, Phú Mỹ, Mỹ Tho.

* Cửu Huyền

1. Cao Tổ – Ông sơ
2. Tằng Tổ – Ông cố
3. Tổ Phụ – Ông nội
4. Phụ – Cha
5. Bản thân
6. Tử – Con trai
7. Tôn – Cháu nội
8. Tằng tôn – Chắt (Cháu cố)
9. Huyền tôn – Chít hay chút (Cháu sơ)

* Thất Tổ

1. Nhất Tổ – Nội Tổ – Ông nội
2. Nhị Tổ – Tằng Tổ – Ông cố
3. Tam Tổ – Cao Tổ – Ông sơ
4. Tứ Tổ – Tiên Tổ – Cha của ông sơ
5. Ngũ Tổ – Viễn Tổ – Ông nội của ông sơ
6. Lục Tổ – Cao Cao Tổ – Ông cố của ông sơ
7. Thất Tổ – Thỉ Tổ – Ông sơ của ông sơ

Tất nhiên hệ thống Cửu Huyền Thất Tổ tính luôn cả mối quan hệ bên ngoại, bên người mẹ chứ không chỉ riêng bên nội của người bố. Do vậy, mỗi người trong quá trình sống, tương tác với thế giới quan quanh mình như thế nào thì nó có ảnh hưởng cộng nghiệp thiện ác đến những người có quan hệ ruột thịt với mình, chứ không chỉ đơn giản là ai làm thì tự chịu trách nhiệm với riêng mình.
Một hành giả tu tập giữa đời, sẽ chịu những nhân duyên nghiệp quả của bản thân và gia tộc của đời quá khứ, hiện tại và vị lai. Nên nếu ai có thể đắc Đạo, tức là từ cấp 7 trở lên ở phẩm vị chân hồn, được liệt vào hàng trọn lành, thì công nghiệp, thiện nghiệp phước đức của người đó đủ sức chuyển hóa các duyên nghiệp của cả Cửu Huyền Thất Tổ, độ rỗi cho gia tộc mình.

Nguồn: Tam Giới Toàn Thư

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *