Home Cửu Thiên Thập Nhị Kinh

Cửu Thiên Thập Nhị Kinh

Cửu Thiên Thập Nhị Kinh

Cửu Thiên Thập Nhị Kinh là bộ kinh rất quý báu thời Mạt Pháp. Bộ kinh này được chư vị cao trọng giáng cơ truyền dạy từ xưa, bao gồm 12 bài kinh:

Kinh Khai Cửu

Kinh Đệ Nhất Cửu

Kinh Đệ Nhị Cửu

Kinh Đệ Tam Cửu

Kinh Đệ Tứ Cửu

Kinh Đệ Ngũ Cửu

Kinh Đệ Lục Cửu

Kinh Đệ Thất Cửu

Kinh Đệ Bát Cửu

Kinh Đệ Cửu Cửu

Kinh Tiểu Tường

Kinh Đại Tường

Cửu Thiên Thập Nhị Kinh cho biết về sự vận hành của Cửu Thiên, chư vị độ duyên chư linh về Cửu Thiên, cơ vận hành Trời Đất của Tam Giới, các hoạt động tiêu biểu ở các cõi giới khác nhau, chư vị Chưởng Quản của các cõi giới ấy. Bộ kinh này còn nói về quá trình từ khi chơn hồn thoát xác, vượt qua khỏi Hạ Giới và Trung giới để hướng về Cửu Thiên, rồi về với gốc của vạn linh là Đạo. Từ đó lại quán xét nhân duyên nghiệp quả của mình để đầu kiếp hoặc tiếp tục tu hành nơi cõi vô hình.

Tuần cửu được tính bắt đầu từ ngày mất, cứ thế 9 ngày làm 1 tuần cửu. Kinh Khai Cửu được tụng niệm vào mỗi tuần cửu, trước khi tụng niệm 11 bài còn lại. Từ Kinh Đệ Nhất Cửu cho đến Kinh Đệ Cửu Cửu được tụng niệm vào mỗi tuần cửu tương ứng. Sau khi trải qua đủ hết 9 tuần cửu là 9×9 = 81 ngày, tính thêm 200 ngày nữa thì làm lễ Tiểu Tường (lễ mừng vui nhỏ), từ lễ Tiểu Tường tính thêm 300 ngày nữa là lễ Đại Tường.

Chỉ những ai ăn chay tối thiểu 10 ngày/tháng, giữ được giới cấm ở một mức độ nhất định, thì khi chết đi mới được tụng đủ Cửu Thiên Thập Nhị Kinh trong suốt 9 tuần cửu, sau đó thêm 200 ngày, rồi thêm 300 ngày nữa là đủ hành trình của chơn hồn về với Đạo. Nếu như môn đệ không giữ được trai giới 10 ngày/tháng, tức là không đạt được phần Hạ Thừa để được nhìn nhận là một vị Địa Thần cấp 1 trong Cửu Phẩm Thần Tiên thì không được phép tụng bộ kinh này. Chỉ được tụng bài Kinh Cầu Siêu để cầu nguyện cho chơn hồn sớm an tịnh, siêu thoát trong cả 9 tuần cửu và Tiểu Tường, Đại Tường.

Chân thành cảm ơn chư huynh đệ tỷ muội, quý tác giả, soạn giả, tín giả đã cùng chung tay biên tập nên ấn phẩm này.

Mến chúc quý vị cùng thân quyến thân tâm an lạc, thường tinh tấn.

Nguồn: Tam Giới Toàn Thư

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *