Home Đại Nghê – Oa oa ngư

Đại Nghê – Oa oa ngư

Đại Nghê – Oa oa ngư

* Nguồn gốc

– Đại Nghê là loài kỳ nhông lưỡng cư, thuộc Thủy Tộc, thường sống ở các vùng nước trũng, khe đá, bờ hồ và sông suối có nguồn nước sạch, tinh khiết.
– Đại Nghê là giống loài đã xuất hiện từ khoảng hơn một trăm triệu năm trước trên trái đất này. Hiện tại còn rất ít cá thể sống sót do môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, lại thêm việc các nhà hàng hải sản muốn chế biến những món ăn độc lạ nên loài Đại Nghê bị săn bắt đến cạn kiệt trong tự nhiên.
– Linh thể đại nghê là những chơn hồn nhàn rỗi, thường thích ngủ vùi lặng yên ở nơi có bóng râm mát, khe đá của các con suối, sông hồ thanh khiết. Những chơn hồn yêu thích chỗ thanh vắng, mát mẻ, trong lành, lại thích ngủ vùi trong bóng râm để mặc thời gian lặng lẽ trôi theo năm tháng, nhưng họ chưa đủ lực thanh tịnh để nhập vào các cõi Thượng Giới, họ sẽ có xu hướng chuyển sinh thành Đại Nghê hay một số loài có tính chất tâm tình giống như thế để hưởng thụ lạc thú an nhàn nơi Trung Giới.

* Hình dạng và tính chất đặc trưng

– Đại Nghê có thân hình to khỏe, da trơn, có lớp nhớt mỏng bao quanh toàn thân. Thân thể Đại Nghê có ba phần gồm phần đầu, phần thân có tứ chi và phần đuôi. Tùy theo khu vực khác nhau mà các cá thể Đại Ngư sẽ khác nhau ở phần lưng có vây lưng và ở giữa các ngón chân có lớp màng da.
– Cá thể trưởng thành có thể đạt kích thước chiều dài từ đầu đến đuôi là khoảng 180cm. Tuổi thọ trung bình của loài này trong thiên nhiên khoảng 100 năm. Một số cá thể may mắn sống nơi vùng nước trong lành hoang sơ, ít người biết đến thì phát triển thân hình to lớn đặc biệt hơn bình thường, và có tuổi thọ dài hàng trăm năm, gần giống với hình dạng nguyên thủy từ lúc loài này xuất hiện.
– Đại nghê là loài ăn tạp nhưng lương thực chủ yếu vẫn là rong rêu, tảo và vi sinh vật trong nước nên có bộ hàm răng đều, nhỏ li ti, không sắc bén, gần giống với bộ hàm răng của loài cá voi vậy.
– Tiếng kêu của đại nghê nghe giống như tiếng trẻ con khóc oa oa, có khi nghe ồm oàm như tiếng bò rống, tiếng ễnh ương kêu, hoặc tiếng khò khè, khà khà, o o như người ngủ ngáy. Vì vậy mà đại nghê còn có tên gọi là Oa Oa Ngư. Các cá thể sống lâu năm có xu hướng bắt chước được tiếng kêu của các loài khác trong khu vực mình sinh sống, bao gồm luôn cả tiếng nói của loài người.
– Đại nghê từ nhỏ tới lúc trưởng thành luôn tích tụ chất độc trong thân thể để tự bảo vệ mình, tránh được việc trở thành thức ăn của các loài khác trong môi trường sinh sống tự nhiên. Nhờ vậy mà chủng loài này không cần sự thay đổi nhiều so với hình dạng nguyên thủy từ lúc xuất hiện trên trái đất hơn một trăm triệu năm trước. Vì trong môi trường tự nhiên, loài sinh vật hiền lành dễ tính này không có kẻ thù săn bắt mình. Càng sống lâu năm, chất độc này tích tụ càng nhiều, độc tố càng mạnh.

* Đại nghê với đời sống loài người

– Nhiều người cho rằng đại nghê sống ở nơi có dòng nước thanh khiết, lại có lớp da thịt chắc bóng nên cho rằng ăn thịt của đại nghê sẽ rất bổ dưỡng, có tính hàn, mát người. Nhưng họ không hiểu rằng thịt đại nghê cực độc, những người ăn thịt loài này đều tự mình đưa hàn khí độc vào thân mình, khiến cho nội tạng bị yếu, sức đề kháng cơ thể yếu, tẩu hỏa nhập ma, rối loạn khí huyết, chóng mặt, buồn nôn, tai biến và dễ đột tử khi đã trúng độc từ việc ăn thịt loài này.
– Hiện tại người ta đã hiểu biết nhiều hơn về độc tính của loài này nên việc săn bắt làm thức ăn không còn phổ biến nữa. Chỉ còn một số nơi vì lợi nhuận khổng lồ đem lại từ việc làm món lạ, độc cho các thực khách thượng lưu vẫn bất chấp nguy hiểm tính mạng người dùng mà đem loài này vào thực đơn của mình. Loài này đã được liệt vào sách đỏ bên bờ tuyệt chủng cần bảo vệ nghiêm ngặt trong những năm gần đây.

* Đại nghê với hành giả tu tập

– Chơn hồn đại nghê do thích yên tĩnh, an lạc nên nếu thấy biết trong khu vực mình an trú có các hành giả tu tập thiền tịnh, có phương pháp tu luyện giúp cho thân tâm an lạc thì sẽ thích tiếp cận để kết duyên tu tập. Các đại nghê ấy thích bắt chước tiếng đọc kinh, trì chú. Thế nên khi đại nghê đã tiếp cận với các hành giả, lúc họ có công phu phát ra pháp âm thì đại nghê bắt chước đọc theo họ. Các hành giả sẽ nghe văng vẳng bên tai mình những tiếng đọc kinh, trì chú bắt chước theo sau hơi chậm nhịp hơn tiếng của họ đọc một chút, vì đại nghê đang tập tành bắt chước theo nên vậy.
– Khi thấy biết có sự lạ quanh mình lúc đọc kinh, nếu hành giả ấy để ý, tìm hiểu thì có thể biết được có linh thể đại nghê đang theo mình tập đọc kinh trì chú lúc công phu như thế. Hành giả nên hoan hỉ, bình tâm, không cần phải hoảng sợ lo lắng hay tìm cách để ngăn chặn, đuổi đại nghê ấy rời xa mình. Đó là duyên lành, tâm tình và công phu của hành giả ấy tốt, có an lạc khí, thanh tịnh khí phát ra mới chiêu cảm được chơn hồn đại nghê đến bên mình, hồi hướng trở thành cộng tu thiện nghiệp chung. Lúc ấy hành giả cứ sinh hoạt như bình thường, nên thường mời trái cây với nước cho bạn đồng tu của mình cảm thấy có sự gần gũi thân thiết, chỉ vậy là được.

* Anh linh Đại Nghê có tu tập

– Khi chơn hồn đại nghê trải qua một giai đoạn tu tập tinh tấn tâm thức, đạt được trạng thái thanh tịnh, thần thức phát triển trí tuệ, giác ngộ được lẽ Đạo, hành được nhiều thiện nghiệp, không vướng mắc vào chấp niệm thích nhàn rỗi, ngủ nghỉ an yên dài lâu. Lúc bấy giờ anh linh Đại Nghê ấy hoàn toàn có thể tự do du nhập vào các cõi Thiên Giới, an hưởng khoái lạc thong dong tự tại, nhàn nhã như ý nguyện đại nghê thích thú hưởng cảnh như thế từ lúc còn mang thân mạng hữu hình.
– Toàn thân Đại Nghê tỏa ra an lạc khí, có khả năng tương tác khí lực làm thay đổi dòng thủy lưu nơi mình an trú. Có khả năng hô phong hoán vũ. Có năng lực chữa lành những thương tổn thân tâm chúng sinh, nhất là các triệu chứng bệnh tật mà nguyên nhân nhân do chất độc xâm hại vào thân.

Nguồn: Tam Giới Toàn Thư

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *