Home Gặp gỡ Mẹ Thiên Nhiên

Gặp gỡ Mẹ Thiên Nhiên

Gặp gỡ Mẹ Thiên Nhiên

Có lẽ nhân duyên của một cuộc gặp gỡ qua đàn cầu cơ như thế là điều vô cùng may mắn với tôi cùng các anh chị em khác.

Đất Mẹ Vĩ Đại, Mẹ Thiên Nhiên… Chúng ta có thể nhắc về những danh từ ấy một cách dễ dàng, cũng không khó để mường tượng về một tình yêu bao la của người mẹ hiền đối với bầy con của mình. 

Một người mẹ có rất nhiều đứa con chưa ngoan hiền, phải chịu đựng sự tàn hại của bầy con mình trên chính thân thể mình.

Mỗi ngày bà mẹ phải trải qua sự hao mòn tàn tạ, chết dần chết mòn vì sự ích kỷ và u mê của bầy con. Tôi dám chắc rằng, tất thảy chúng ta, không ai có thể tưởng tượng nổi nỗi đau đớn ấy nó kinh khủng ra sao. Bản thân tôi khi đối diện việc này, trực tiếp được nghe kể lại những điều mà loài người đã gây nên cho Mẹ Thiên Nhiên, thật khó khăn làm sao để sắp xếp lại những cảm xúc bi thương, phẫn nộ, xót xa trong một buổi gặp mặt như thế. Vì chính mình cũng góp một tay vào sự tàn hại tổn thương đến Đất Mẹ hằng ngày, không nhiều thì ít vẫn là có ăn hại vậy.

Khi loài người khai thác các tài nguyên thiên nhiên hữu hạn trong lòng đất, việc ấy chính là rút xương tủy, khí huyết của Đất Mẹ. Xương rút tủy có sống được không…

Loài người khai thác dầu mỏ, than đá làm nhiên liệu đốt cho máy móc vận hành, để con người có được thứ tiện nghi phù phiếm. Việc này rút đi khí huyết của Đất Mẹ, cũng là thiêu đốt bầu khí quyển nóng lên rồi muôn loài khó sống với ô nhiễm ấy.

Loài người tung hê nhau những món trang sức quý giá như kim cương, đá quý… chỉ để trang trí, tôn vinh sự giàu sang của mình hay là trưng để có được vận khí phong thủy tốt. Để có được một phiến thạch anh đẹp thì thiên nhiên cần thời gian hàng triệu năm, hay một khối kim cương tinh khiết thì mất hàng tỷ năm… rồi người ta muốn khai thác những thứ ấy phải tốn công sức khoan, đào phá núi, quặng, khoan sâu vào lòng đất để lấy đi xương tủy của Đất Mẹ. Để lại trong lòng đất nỗi đau mà phải mất rất nhiều năm về sau mới có thể chữa lành với bao vết sẹo lồi lõm. 

Những tòa nhà cao tầng càng cao thì người ta càng cần phải đào móng bê tông cốt thép thật sâu mới có thể giữ những tòa kiến trúc ấy đứng vững được. Lòng Đất Mẹ lại bị khoan lồi lõm từ bề mặt da cho đến máu thịt xương tủy. Mặt đất tươi xanh đầy hoa cỏ thơm lừng, nơi trú ngụ của muôn loài sinh vật bị loài người thay bằng mặt sàn bê tông lạnh lẽo, và chiếm dụng làm của riêng. Mà xi măng, bê tông cốt thép ấy cũng lại là khai thác từ núi đá, quặng mỏ để tinh chế ra vật tư xây dựng.

Loài người phát triển nhiều thứ tiện nghi, khoa học hiện đại, dân số tăng đều thì Đất Mẹ bị tổn thương ngày càng nhiều và nhanh, không có cơ hội để hồi phục.

Các nhu cầu tiêu thụ điện, nước, sóng vô tuyến, đường ống ngầm, đường cáp ngầm, khoan giếng ngầm, rác thải sinh hoạt, khí thải từ trang thiết bị máy móc nhà máy xí nghiệp… hay đơn giản hơn nữa là khi loài người tăng dân số quá nhiều, thở nhiều, thải nhiều đã là hại Đất Mẹ lắm vậy.

Khi gặp Mẹ Thiên Nhiên, nghe Mẹ kể chuyện tình thương của Mẹ dành cho muôn loài, ôm ấp nuôi dưỡng cho muôn loài sinh trưởng, đến khi muôn loài bỏ mạng cũng lại tiếp tục ôm những xác ấy vào lòng mình, cho con mình một nơi để về… 

Rồi thứ mà Mẹ nhận được chính là sự vô cảm, lòng tham, ích kỷ của rất nhiều đứa con chưa ngoan sẵn sàng tàn hại mình để có những phút giây vui cười phù phiếm.

Cuộc gặp gỡ ấy cho tôi nhận thức rõ ràng rằng những gì chúng ta đang trải qua, những nỗi đau buồn vu vơ vô thường thật chẳng đáng là một hạt cát nếu so với nỗi đau của Mẹ Thiên Nhiên phải gánh chịu từ bao đời nay.

Tôi cần ý thức hơn về việc tiêu dùng của mình, ít muốn và dễ biết đủ. 

Hạn chế tối đa đi lại, tiết kiệm nhất có thể, cố gắng không sử dụng các thứ đóng gói bao bì nhựa, không dùng các thứ xa xỉ phẩm, cố gắng tương tác tích cực nhất có thể để đem lại màu xanh tươi cho Đất Mẹ.

Loài người, thường ảo tưởng rằng mình nắm quyền làm chủ nơi địa cầu này, nắm quyền sinh sát muôn loài. Nhưng người ta quên rằng, muôn loài cùng sống trên mặt đất, cùng hít thở một bầu không khí, đều thuộc về Mẹ Thiên Nhiên, chớ Mẹ Thiên Nhiên chẳng thuộc riêng nhóm người nào. 

Mải mê khai thác, mải mê chinh phục, mải mê tàn hại, rồi tự con người đào lỗ chôn mình mà không hay. 

Nhưng… nếu còn có thể đào lỗ chôn mình, tôi nghĩ đó cũng là một niềm hạnh phúc an ủi cuối cùng vì họ cũng được trở về với Đất Mẹ. Thực tế hiện tại, không phải ai cũng có may mắn ấy. 

Loài người đang đối diện với nguy cơ cao của việc chết không có đất chôn, chết mất xác, chết mà không còn gì để nhận ra mình từng tồn tại cả vì phải thiêu xác thành tro bụi với bao người khác, thứ khác…

Đôi dòng chia sẻ, cùng với một phần nội dung buổi đàn cơ ngày 18.03 Nguyệt Lịch vừa rồi bên dưới. Ai có duyên, đủ kiên nhẫn thì xem thêm.

Cám ơn bạn vì đã dành thời gian quý báu đọc đến đây.

….………………….

“Than ôi. Chúng sinh mãi lầm mê vọng tưởng, cứ cho rằng mình là bậc tinh ranh mà không biết cái trí khôn phàm phu chẳng thể giúp loài người thoát khỏi đại nạn ngày tận diệt.

Ngày tận diệt đang đến mà loài người vẫn vỗ ngực xưng tên, oai phong lẫm liệt cho rằng mình là nhất, cái hành động làm cho bần nữ dở khóc dở cười một phen đó chư hiền.

Bần nữ nhắm mắt ngậm ngùi đã bấy lâu cũng vì loài người bất hiếu, rồi lại ung dung ôm vào lòng mình những lỗi sai mà chúng gây nên. 

Than ôi, lũ trẻ lắm tài nhiều tật.

Cũng vì lòng từ bi mà bần nữ gắng đợi ngày chúng sinh thay đổi. Ôi, sai lầm lắm vậy.

Tài nguyên tinh hoa từ lòng đất cũng bị loài người rút sạch. Bần nữ hỏi chư hiền, xương rút tủy thì có sống được không hả chư hiền?

Vì ham danh mê lợi, truy cầu vinh hoa phú quý, mong muốn sống trong nhung lụa, mà loài người là những đứa con yêu dấu của bần nữ chẳng còn chút nghĩa tình, rút máu mẹ mình như thế.

Thời hoàng kim nay còn đâu? Chỉ còn lại bình địa hoang tàn.

Địa thời xanh thắm tựa minh châu

Hoàn vũ lung linh ánh sắc màu

Thánh Đức ban ân ngày khởi tạo

Mẫu tùng thiên lệnh quản tinh cầu.

Bình an

Thăng.”

Nguồn: Tam Giới Toàn Thư

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *