Home Kim Chung – Chung Linh Tử

Kim Chung – Chung Linh Tử

Kim Chung – Chung Linh Tử

* Nguồn gốc

Kim Chung là chiếc chuông vàng.
Chuông này được làm từ đồng, kim loại có màu vàng, hoặc bằng vàng ròng.

* Hình dạng và tính chất đặc trưng

– Chuông thường có hình khối bầu dục, có một con lắc lục lạc tròn bên trong móc từ đỉnh chuông thả dài xuống phần bầu đáy, có thể di chuyển rung lắc đụng vào bên trong thành chuông tạo nên tiếng vang. Chuông hơi loe phần đáy nhằm giúp âm thanh vang vọng được xa và ngân vang lâu. Phần trên đỉnh chuông thì có gắn dây treo lên các thanh xà ngang, thuận tiện cho việc chuông ấy rung lắc.

– Ngoài ra, chuông còn có hình dạng giống cái bát ngửa miệng nếu là dùng đặt trên bàn, hay cầm tay rồi dùng dùi gõ tạo tiếng vang.

– Còn một dạng nữa là chuông treo, nhưng không có con lắc bên trong mà dùng dùi gõ tạo tiếng vang.

– Ở các nơi thờ tự, đình đền chùa miếu hay nơi có hoạt động tâm linh thì thường có một hoặc nhiều chiếc chuông. Chuông này dùng trong việc báo thời khắc trong ngày theo từng canh giờ, cho biết các thời khóa lễ, công phu hoặc là ra hiệu lệnh trong các buổi lễ để mọi người cùng làm theo hiệu lệnh ấy. Các hiệu lệnh trong thời lễ như là báo giờ làm lễ, báo hiệu kết thúc buổi lễ, báo hiệu bái lễ, quỳ lạy, cúi đầu, đọc kinh trong thời lễ…

– Tiếng chuông ngân vang giúp cho tâm tình, ý nguyện của tất thảy chúng sinh hữu tình trong không gian có tiếng chuông ấy đều được thanh tĩnh, thần trí tỉnh táo, tiêu trừ những tạp niệm, năng lượng loạn động trong thân tâm.
Chuông còn được dùng như là một pháp khí giúp bảo vệ hoặc thu giữ linh thể bên trong pháp giới của chuông.

– Các hành giả khi đi trên đường, họ thường gõ chuông hoặc mõ để giữ tâm niệm mình không bị loạn động trước các lý sự xảy đến trên đường họ đi. Đồng thời âm thanh từ chuông và mõ cũng giúp họ đánh động các sinh vật nhỏ trên đường họ đi, để các loài ấy tránh né mà họ không giẫm đạp phải, tránh được sát nghiệp vô ý. Việc ấy cũng giúp xua đuổi thú dữ hay rắn rết nếu họ đi vào nơi hoang vắng, rừng sâu.

– Một số hành giả khất thực dùng chiếc chuông đồng làm chiếc bát để khất thực khi họ hành khất. Sau khi khất thực và thọ dụng xong vật được bố thí ấy, họ lau rửa sạch chuông rồi lại dùng chuông là một pháp khí như thường lệ.

– Chuông khi hấp thu linh khí Thiên Địa lâu năm, tâm tình tín ngưỡng của chúng sinh trong khu vực dùng chuông thì có thể thức tỉnh linh tánh của mình, thị hiện thân ảnh nhân dạng, làm một Chung Tinh Tử. Chung Tinh Tử thường có hình dạng cùng phục trang giống với người thường xuyên tiếp cận chuông, gõ chuông. Dù nam tử hay nữ nhân cũng sẽ thường có cầm theo chiếc chuông bên mình.
Người tiếp cận với Chung Tinh Tử, thường cảm thấy tĩnh tâm thư thái, tâm tình ít loạn động.

– Cách thức gõ chuông để tạo âm thanh, nhịp điệu gõ, lực gõ và tâm tinh của người gõ hay rung lắc chuông cũng khiến cho tâm tình của chúng sinh tiếp cận âm vang của chuông có được sự bình tâm an lạc hay là khó chịu loạn động. Tức là mục đích tồn tại của chuông là giúp an tĩnh, nhưng do cách dùng không đúng, dùng với tâm thái không thoải mái khiến cho âm thanh của chuông mang tính loạn động.

* Kim Chung nơi cõi Thiên

– Mỗi cảnh giới nơi cõi Thiên thường có một hoặc vài cái Kim Chung.
– Kim Chung ở cõi Thiên cũng giống như những chiếc chuông nơi Hạ Giới, nhưng có khác ở chỗ các chuông nơi cõi Thiên không cần người nào coi giữ để rung hay đánh. Vì các chuông ấy đều là các Chung Tinh Tử nên có thể tự động phát ra âm thanh vang vọng báo hiệu các thời khắc đặc biệt trong nơi cảnh giới ấy.
– Khi Kim Chung vang vọng, tự nhiên chư Thiên đều biết họ cần làm gì, tới lúc nào làm việc gì phù hợp vậy, không cần thêm ai khác nhắc nhở.

* Kim Chung trong kinh điển

Kinh Đệ Thất Cửu – Cửu Thiên Thập Nhị Kinh – Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

Nhẹ phơi phới dồi dào không khí
Hạo Nhiên Thiên đã chí môn quan
Đẹp xinh cảnh vật đòi ngàn
Hào quang chiếu diệu khai đàng thăng Thiên
Cung Chưởng Pháp xây quyền Tạo Hóa
Kiến Chuẩn Đề thạch xá giải thi
Già Lam dẫn nẻo Tây Quy
Kim Chung mở lối kịp kỳ kị sen
Động Phổ Hiền thần tiên hội hiệp
Dở kim cô đưa tiếp linh quang
Im lìm kìa cõi Niết Bàn
Lôi Âm Trống thúc lên đàng thượng Thiên

Nguồn: Tam Giới Toàn Thư

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *