Home Lịch Thái Tuế Can Chi và sự đặc biệt

Lịch Thái Tuế Can Chi và sự đặc biệt

Lịch Thái Tuế Can Chi và sự đặc biệt

Về sự khác biệt của lịch Thái Tuế Can Chi Lục Thập Hoa Giáp, gọi ngắn là Can Chi Lịch.

Can Chi Lịch thì có 1 năm là 360 ngày chia đều hết cho 12 tháng mỗi tháng, mỗi tháng là 30 ngày. 1 ngày có 12 canh giờ, 1 canh giờ là 120 phút. Đúng 60 năm thì hết 1 vòng 

Dương Lịch hay Nhật Lịch là lịch tính theo quỹ đạo trái đất xoay quanh mặt trời, với 24 tiết khí xoay vần. Tổng cộng 1 năm là 365 ngày và 6 giờ lẻ. Các tháng trong năm sẽ dao động từ 30 đến 31 ngày mỗi tháng. Mỗi 4 năm 1 lần, tháng 2 có 29 ngày. Còn lại, các năm khác chỉ có 28 ngày trong tháng 2 mà thôi.

Âm Lịch hay Nguyệt Lịch, Trung Hoa Lịch thì có 12 tháng, trong số 12 tháng đó thì có vài tháng thiếu tức là không đủ 30 ngày, chỉ có 29 ngày. Rồi 4 năm 1 lần sẽ có 1 năm có tháng nhuần, tức là 1 năm sẽ có 13 tháng.

Như vậy, chu kỳ 1 năm của 3 loại lịch bên trên khác nhau. Các môn huyền học liên quan đến tính toán Can Chi nếu sử dụng lịch hiện tại người trong huyền môn hay dùng là Nguyệt Lịch thì là không chính xác. Bởi Nguyệt Lịch được người ta cố gắng làm sao cho tương ứng với Nhật Lịch, để tránh việc các tháng chênh lệch nhau quá nhiều nên xảy ra tình trạng nhuần tháng, có 13 tháng trong 1 năm Nguyệt Lịch.

Lịch Can Chi đang tính theo Nguyệt Lịch lẫn Nhật Lịch trong các tài liệu của Lịch Vạn Niên phổ thông hiện nay không bao giờ xuất hiện Trùng Giáp cho tất cả 4 cột mốc của Năm Tháng Ngày Giờ.

Theo đúng Can Chi Lịch thì mỗi 60 năm sẽ có 1 thời khắc chuyển giao đặc biệt, khởi đầu một chu kỳ Thái Tuế Can Chi mới, sẽ là Năm Giáp Tý, Tháng Giáp Tý, Ngày Giáp Tý và Giờ Giáp Tý.

Người trong Huyền Môn, muốn tính chính xác các sự vận hành trong tử vi đẩu số, tinh tọa vận hành, thì cần phải nắm được điều này. Nếu không, mọi tính toán đều sai lệch vậy.

Việc này có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên do vô tình, hoặc cố ý của các nhà biên soạn kinh sách, Lịch Vạn Niên trong quá trình lưu truyền văn hóa giao thoa giữa cổ kim, Đông Tây. Nếu là cố ý, tức là người Hán cố tình đưa thông tin sai lệch, để những người khác, nơi khác cho dù nắm được cách thức tính toán vận hành của tinh tọa theo Can Chi, thì cũng không ứng dụng chính xác được theo đúng vận hành Can Chi thực tế trong vũ trụ Thiên Địa.

Can Chi Lịch chính xác hiện tại, 1 ngày nào đó đủ duyên, có thể Tam Giới Toàn Thư sẽ chia sẻ.

…………………………

Văn hóa Việt, thì không cần dùng Nguyệt Lịch cho tế lễ cũng được. Chỉ là giờ người ta bị chấp niệm ăn sâu vào việc dùng 2 loại lịch bên trên, thì thôi cũng không có gì quan trọng. 

Vì Can Chi Lịch có ý nghĩ trong việc ứng dụng vận hành âm dương tiết khí của Thiên Địa tương ứng với Tiểu Thiên Địa của Người. 

Đặc biệt có ý nghĩa trong luyện Đan Đạo, hấp thu tinh hoa nhật nguyệt âm dương theo ngày giờ… và sau cùng là biết ngày giờ sẽ bỏ xác, vận mệnh quốc gia dân tộc… đại khái mấy chuyện như thế.

Còn cúng tế lễ kỷ niệm giỗ, cứ tính 360 ngày là được. 

Hay đơn giản hơn là cứ chọn 1 ngày nào đó trong năm, cả gia đình tụ họp lại, ôn chuyện xưa về người đã khuất, kể lại lợi lạc gì người đã khuất từng làm, lợi lạc gì người sống đang làm cho người đã khuất…. 

Như thế đã là đám giỗ.

Nói chung là người tu Huyền Môn chuyên sâu thì cần biết. 

Người thường thì không cần quan tâm cũng được

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *