Home Lôi Âm Cổ – Trống Lôi Âm

Lôi Âm Cổ – Trống Lôi Âm

Lôi Âm Cổ – Trống Lôi Âm

Lôi Âm

* Nguồn gốc

Lôi Âm Cổ hay Trống Lôi Âm là cái trống linh thiêng nơi Thượng Giới, được kết tinh bởi những đám mây lành ngũ sắc.

* Hình dạng và tính chất hoạt động

– Nói là trống cho chúng ta dễ hình dùng, chớ thực ra là một đám mây vĩ đại vô cùng.
– Đám mây vĩ đại ấy phân thành hai nhóm mang tính âm dương.
– Nhóm mang tính âm thì có thể nhìn rõ hình dạng thành từng cụm, từng khối giống các đám mây chúng ta nhìn thấy trên bầu trời.
– Nhóm mang tính dương thì thanh nhẹ nên không định rõ thành hình dạng, trông giống như những dải ánh sáng trên bầu trời vậy.

– Khi các nhóm mây lành ngũ sắc thuộc dương di chuyển, tương tác với nhóm mây thuộc âm thì trống này phát ra điển quang tức ánh chớp chói lòa và tiếng sấm rền vang chấn động cả Thiên Địa Tam Giới.
Pháp âm ấy đặc biệt có tác động mạnh mẽ đến U Minh Giới, giúp cho các chơn hồn vô minh mang nhiều chấp niệm đau khổ, tội lỗi và bi thương hễ nghe thấy tiếng trống thì thần thức được tác động một lực giúp họ tịnh hóa năng lượng loạn động, giúp họ tỉnh thức, an định.
Còn điển quang ấy phát ra tới đâu sẽ xua tan vô minh ám khí nơi đấy.

– Tiếng trống Lôi Âm cũng được phát động trong các dịp lễ để nhắc nhở, triệu tập chư linh khắp nơi quy tụ về Bạch Ngọc Kinh.

– Mỗi khi có một chơn hồn chuyển sinh thành anh linh, thường là đạt quả vị tương đương Cửu Phẩm Thần Tiên thì hồi trống Lôi Âm sẽ được cất lên. Mỗi cấp bậc sẽ ứng với số hồi chuông trống hiệu khác nhau thông báo khắp Tam Giới.

* Trống Lôi Âm ở đời thường

– Ở thế gian hữu tình, mỗi khi thời tiết chuyển mưa, chúng ta cũng có thể dễ dàng nghe thấy tiếng sấm và nhìn thấy ánh chớp. Đây cũng chính là Lôi Âm, Lôi Điển nơi cõi Hạ Giới vậy.

– Có nhiều đình đền, chùa miếu dùng cái trống to để làm Lôi Âm Cổ.
Trống được đánh mỗi khi có dịp lễ, hay có người vừa quá vãng.
Người quá vãng thường là thuộc hàng chức sắc, hoặc có tu tập nhất định được nhiều người ở đình đền, chùa miếu ấy mến mộ mới có việc đánh trống thông báo cho người xung quanh biết.
Tùy chức phẩm của người ấy mà có quy định đánh bao nhiêu tiếng trống, bao nhiêu tiếng chuông.

* Lôi Âm Cổ trong kinh điển

Kinh Đệ Thất Cửu – Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Nhẹ phơi phới dồi dào không khí
Hạo Nhiên Thiên đã chí môn quan
Đẹp xinh cảnh vật đòi ngàn
Hào quang chiếu diệu khai đàng thăng thiên
Cung Chưởng Pháp xây quyền Tạo Hóa
Kiến Chuẩn Đề thạch xá giải thi
Già Lam dẫn nẻo Tây Quy
Kim chung mở lối kịp kỳ kỵ sen
Động Phổ Hiền thần tiên hội hiệp
Dở kim cô đưa tiếp linh quang
Im lìm kìa cõi Niết Bàn
Lôi Âm Trống thúc lên đàng thượng Thiên.

Nguồn: Tam Giới Toàn Thư

Tranh: Lâm Tiên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *