Home Thiên Địa Thụ – Thánh Mẫu Thụ

Thiên Địa Thụ – Thánh Mẫu Thụ

Thiên Địa Thụ – Thánh Mẫu Thụ

* Nguồn gốc

– Từ thời tối cổ, trong vũ trụ xuất hiện một Đại Linh Mộc vĩ đại vô cùng tận, bất khả tư nghị. Cây có thân là một thông đạo liên thông giữa các cõi giới trong Tam Giới với nhau, nên được biết đến với tên gọi Thế Giới Thụ, Vũ Trụ Thụ, Thiên Địa Thụ. Ngoài ra, ở các nền văn hóa tín ngưỡng khác nhau cây còn được biết đến với tên gọi Đại Xuân, Thánh Mẫu Thụ, Sinh Mệnh Thụ, Yggdrasil.

– Thiên Địa Thụ thuộc nhóm Đại Linh Thụ, là một trong những đại diện vô cùng đặc biệt và được biết đến với nhiều nền văn hóa, ngôn ngữ thuộc các vùng miền, tín ngưỡng dân tộc khác nhau

* Hình dạng và tính chất đặc trưng

– Thiên Địa Thụ giống như Bàn Đào nơi Đào Nguyên của Đức Từ Mẫu vậy, to lớn vĩ đại vô cùng, chẳng thể thấy nổi toàn bộ thân ảnh do thân ảnh cây thần và các tán lá to lớn ẩn hiện lẩn khuất trong những tầng mây.

– Thiên Địa Thụ xuất hiện từ thời tối cổ, là tạo vật đặc biệt của Thiên Địa, kết tinh linh khí Thiên Địa muôn đời muôn kiếp, thế nên cây thần ấy trường tồn bất diệt và lớn dần thêm theo không gian và thời gian.
Nơi thân cây ấy, tán cây ấy có những cõi giới, pháp giới riêng biệt được nuôi dưỡng và duy trì tồn tại bởi chính nguồn linh khí dồi dào vô tận của cây, nên cây còn được gọi là Thánh Mẫu Thụ.

– Cây tồn tại ở dạng linh thể vô hình, có thể thị hiện thân ảnh Đại Linh Thụ, thân ảnh nhân dạng, là nam tử hoặc nữ nhân, hay là lão tiên nhân, lão bà bà hay các loài Linh Thú khác nhau… tùy theo việc hóa độ nhân duyên với chúng sinh cõi giới nào mà thị hiện cho phù hợp như thế.

— Ví như giữa cõi giới của loài côn trùng, thảo mộc thì cây sẽ hiển hóa thị hiện thành một loài côn trùng hay thảo mộc đặc trưng dễ tiếp cận, dễ cảm mến của chúng sinh các giống loài ấy.

— Hoặc như giữa cộng đồng loài người, với dân tộc yêu quý sự trẻ trung tươi đẹp thì cây có thể thị hiện thân ảnh là nam tử nữ nhân dạng với nét đẹp tao nhã trẻ trung tươi tắn.

— Hay giống dân nào yêu thích tôn thờ nét đẹp của sự trải nghiệm, già dặn thì cây sẽ thị hiện thành hình tướng lão nhân râu tóc bạc phơ hay lão bà bà với đôi mắt tinh anh thông hiểu các lý sự trong Tam Giới mà độ duyên cho giống dân ấy.

— Đối với nơi tôn thờ Thánh Mẫu, theo chế độ Mẫu hệ thì cây sẽ thị hiện thân ảnh thành một vị Thánh Mẫu từ bi hiền hòa để gần gũi và độ duyên cho chúng dân nơi ấy.

– Cây có thể đơm hoa kết quả nhiều loại hình thái khác nhau theo từng mùa, từng vùng miền, từng cõi giới.

– Bản thân linh hồn cây thần thuộc Thiên Tiên Hồn, tương đương cấp 9 trong Cửu Phẩm Thần Tiên nơi Thượng Giới.

– Thiên Địa Thụ tồn tại với mục đích gắn kết các cõi giới khác nhau trong Tam Giới bằng sự nuôi dưỡng và dẫn dắt tâm linh cho chúng sinh các cõi giới được hiểu về nhau, tin vào sự tồn tại của nhau, nhìn về nhau bởi một mối dây liên kết chặt chẽ thông qua dòng linh khí thiêng liêng của cây mà hình thành nên các thông đạo giữa các cõi giới ấy. Nhờ vậy mà chúng sinh cũng dễ hiểu và dễ chấp nhận, dễ hình dung hơn về việc chúng sinh trong Tam Giới có chung nguồn gốc là Cội Đạo mà nhìn nhận nhau là anh chị em, tôn trọng sự tồn tại của nhau trong tình yêu thương hòa ái.

– Thiên Địa Thụ trải qua dòng thời gian với Thiên Địa từ thời tối cổ đến nay, ngắm nhìn sự luân chuyển của chúng sinh các cõi giới khác nhau mà vẫn giữ tâm tình bình lặng, yêu thương vô bờ, dùng tinh hoa thiên địa mình hấp thu để luôn nuôi dưỡng chúng sinh và khơi gợi đức tin nơi các cõi giới mình đang làm thông đạo cho các cõi ấy.

* Thiên Địa Thụ trong văn hóa tâm linh và nghệ thuật.

– Nhiều ngàn năm trước, Thiên Địa Thụ xuất hiện nơi cõi Hạ Giới này, được các nơi khác nhau diễn tả với tên gọi khác nhau và hình thái thì gần giống nhau.

— Thiên Địa Thụ với văn hóa Bắc Âu

Người ta gọi Thiên Địa Thụ là Yggdrasil với các truyền thuyết có 9 thế giới khác nhau được liên kết với cây thần.
Từ ý tưởng này, có rất nhiều sự khai thác về hình tượng của Thánh Mẫu Thụ trong sử thi, thơ ca, văn học, được hiểu nôm na gần giống hoặc là đồng hóa với Đức Địa Hoàn Thánh Mẫu. Người ta còn cho rằng sự tồn tại của cây thần chính là sự tồn tại của Mẹ Thiên Nhiên, thế nên nếu cây khô héo chết đi thì các cõi giới liên kết với cây cũng sẽ bị hủy diệt, chúng sinh tận diệt hết thảy. Từ điểm này mà Thiên Địa Thụ còn có tên là Sinh Mệnh Thụ.

– Thiên Địa Thụ với Nam Hoa Kinh của Trang Tử

Trong văn hóa thần tích Đạo Gia, Thiên Địa Thụ được Trang Tử nhắc đến trong Nam Hoa Kinh với tên gọi Đại Xuân, cây có 8000 năm mùa xuân, 8000 năm mùa thu với hai vòng luân chuyển mùa hoa lá tươi xanh và mùa rụng lá.

Từ ý tưởng này, có bộ phim hoạt hình Trung Quốc có nhắc đến Đại Xuân là Đại Ngư Hải Đường với tình tiết Đại Xuân là một vị nữ thần quan trọng nơi Thần Giới, vì đền đáp ân cứu mạng cho một người trần đã từng có duyên vì cứu mình trước đó mà bị nạn tử vong, chuyển sinh thành côn bằng. Vì việc thay đổi vòng xoay tự nhiên này khiến cho Thần Giới gặp tai họa, hỗn loạn và có nguy cơ bị tiêu hủy. Cuối cùng Đại Xuân đã hi sinh thân mình đánh đổi sự bình yên cho Thần Giới cũng như tạo thông đạo cho côn bằng rời khỏi Thần Giới, về lại nhân gian.
Trong bộ phim này, có chi tiết Đức Hậu Thổ (tức Địa Hoàn Thánh Mẫu), lúc bấy giờ là ông của Nữ Thần Đại Xuân, đã hi sinh thân mình hóa thành cây Hải Đường mọc lên từ lòng địa dương để ngăn chặn nước lũ. Nữ Thần Địa Xuân cũng hi sinh thân mình, hòa nhập linh hồn mình vào cây Địa Xuân ấy. Như vậy, người ta đã ngầm liên tưởng sự đồng hóa Đại Xuân – Thánh Mẫu Thụ – Hậu Thổ – Địa Hoàn Thánh Mẫu là một.

Nguồn: Tam Giới Toàn Thư

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *